MỤC TIÊU KINH TẾ 2025: LẠM PHÁT 5%, GDP 8% – KHẢ THI HAY THÁCH THỨC?
Bài viết phân tích mục tiêu lạm phát 5%, GDP 8%, tín dụng 15-16% năm 2025, đánh giá tính khả thi và tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Chào Anh Chị NĐT, Em là Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán tại SSI - PGD Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là Room Cộng đồng của em / Website ChungkhoanGBF
Bài viết dưới đây chỉ bài viết mang khuynh hướng cá nhân nếu có sai xót mong Anh Chị NĐT góp ý và Thông cảm bỏ qua ạ!!
1. Lạm phát 5% – Mục tiêu không mới, nhưng quan trọng
Lâu nay, KPI về lạm phát của Việt Nam luôn xoay quanh 5% và thường xuyên được duy trì dưới ngưỡng này. Con số này không phải là một mục tiêu mang tính “cưỡng ép” mà thực chất nó đã là một “định mức cân đối” trong điều hành kinh tế vĩ mô. bài viết
Lý do?
⭕Chính sách tiền tệ linh hoạt: NHNN kiểm soát cung tiền, hạn chế bơm tín dụng ồ ạt để giữ nền kinh tế trong trạng thái ổn định.
⭕Tỷ giá và tín dụng nằm trong framework điều hành: Không có chuyện lạm phát bị bỏ ngỏ hay bị đẩy lên mất kiểm soát vì nó luôn gắn liền với cách NHNN điều hành tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và cả cung – cầu ngoại tệ.
⭕Tác động ngoại suy (external impact) và nội suy (domestic impact): Tỷ giá, dòng vốn ra vào, và cung tiền đều được cân đối để đảm bảo không tạo áp lực lên lạm phát.
Nói cách khác, lạm phát 5% không phải là rủi ro, mà là một trụ cột ổn định vĩ mô.
2. Tăng trưởng GDP 8% – Cửa sáng hay chỉ là tham vọng?
Tăng trưởng GDP 8% là một con số đầy tham vọng, nhưng không phải là không khả thi. Vậy những yếu tố nào sẽ giúp Việt Nam chạm được mục tiêu này?
📌 Dòng tín dụng có kiểm soát
Dù nền kinh tế không còn dư địa mở rộng tín dụng ồ ạt như trước, nhưng nếu dòng tiền chảy vào những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao (sản xuất, hạ tầng, công nghệ…) thì đây vẫn là động lực tốt cho GDP.
📌 Đầu tư công – “Đầu kéo” chính của tăng trưởng
Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt vào các dự án hạ tầng giao thông lớn. Đây không chỉ là một cú hích về mặt tổng cầu mà còn kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề liên quan. bài viết
📌 Thúc đẩy xuất khẩu và thu hút FDI
Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ môi trường kinh doanh cải thiện và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Nếu có chính sách tốt để hỗ trợ doanh nghiệp FDI và xuất khẩu, GDP hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng cao. bài viết
Tóm lại, GDP 8% không phải là không thể đạt được, nhưng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng hợp lý, đầu tư công hiệu quả và xuất khẩu mạnh mẽ.
3. Tín dụng 15-16% – NHNN đang đi đúng hướng?
NHNN đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024, và thực tế, ngay từ đầu năm, tín dụng đã tăng khoảng 0,6% trong khi huy động vốn giảm 0,42%. bài viết. Đây là một dấu hiệu quan trọng:
▶️Tín dụng vẫn đang chảy vào nền kinh tế, nhưng áp lực huy động vốn cũng rất lớn, điều này giải thích phần nào lý do lãi suất và tỷ giá có xu hướng tăng trong thời gian qua.
▶️Mức tăng trưởng tín dụng này được coi là hợp lý, giúp giữ cân bằng giữa nhu cầu vốn của doanh nghiệp và rủi ro lạm phát.
Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần đảm bảo sự cân bằng giữa vốn huy động và vốn cho vay. Nói cách khác, ngân hàng không thể chỉ huy động tiền gửi ngắn hạn rồi lại mang đi cho vay dài hạn quá nhiều, vì điều này sẽ tạo ra sự mất cân đối trong hệ thống tài chính như giai đoạn 2022.
📌 Bài học từ năm 2022: Năm đó, do sự mất cân bằng này, lãi suất đã tăng đột biến vì ngân hàng phải tìm cách huy động thêm tiền gửi để đảm bảo có đủ vốn hoạt động. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn với chi phí hợp lý, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. bài viết
Nói cách khác, chính sách tín dụng không cần phải quá chặt, nhưng cần có một độ linh hoạt nhất định để tránh bóp nghẹt thanh khoản, đặc biệt khi nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.
Kết luận
✅ Lạm phát 5% là một “tiêu chuẩn cân đối”, đã được kiểm soát trong nhiều năm và sẽ tiếp tục được duy trì ổn định.
✅ GDP 8% là một mục tiêu tham vọng nhưng không phải là bất khả thi, nếu chính sách tín dụng, đầu tư công và xuất khẩu được vận hành hiệu quả.
✅ Tín dụng 15-16% là hợp lý trong bối cảnh hiện tại, nhưng NHNN cần điều hành linh hoạt để tránh những cú sốc về lãi suất và tỷ giá.
MỘT SỐ ƯU ĐÃI TẠI SSI
Phí giao dịch hấp dẫn
Miễn lãi Margin 7 ngày
Lãi suất margin chỉ từ 9%
Gia tăng sức mua Margin