P/E là gì? Và cách định giá
Chỉ số P/E (viết tắt từ Price to Earnings Ratio) là thước đo quan trọng dùng để so sánh giá trị thị trường của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó tạo ra (EPS - Earnings Per Share)
P/E là gì?
Chỉ số P/E (viết tắt từ Price to Earnings Ratio) là thước đo quan trọng dùng để so sánh giá trị thị trường của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó tạo ra (EPS - Earnings Per Share). Đây là một chỉ số cơ bản trong định giá cổ phiếu, giúp nhà đầu tư xác định liệu cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp. Chỉ số P/E thấp thường gợi ý rằng cổ phiếu có thể đang ở mức giá hợp lý hoặc rẻ, trong khi chỉ số P/E cao có thể báo hiệu cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với lợi nhuận thực tế.
Nói cách khác, chỉ số P/E cho biết thời gian ước tính mà nhà đầu tư cần để thu hồi vốn từ lợi nhuận cổ phiếu. Ví dụ, nếu một cổ phiếu có giá 10.000 đồng và lợi nhuận hàng năm là 1.500 đồng, nhà đầu tư sẽ cần khoảng 6.67 năm (tức gần 7 năm) để hòa vốn từ lợi nhuận thu được.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E phản ánh số tiền mà NĐT sẵn sàng chi trả cho mỗi đồng lợi nhuận mà cổ phiếu mang lại. Nói cách khác, chỉ số này cho biết bạn sẽ trả bao nhiêu để mua một phần lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua cổ phiếu của họ.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (mã: CTG) hiện tại P/E 8.2 Đây là chỉ số giá trên thu nhập tính trên cơ sở TTM và cũng cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả 8.2 đơn vị tiền cho mỗi đơn vị thu nhập của công ty trong 12 tháng qua. cho thấy cổ phiếu đang được định giá ở mức tương đối thấp, có thể phù hợp cho nhà đầu tư giá trị.
Công thức tính chỉ số P/E
Sau khi đã hiểu về ý nghĩa của chỉ số P/E, dưới đây là công thức tính chỉ số này:
P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Trong đó, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu, được tính theo công thức:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
Chỉ số EPS này giúp đo lường mức lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu mang lại, qua đó góp phần đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E là một công cụ hữu ích để ước tính sơ bộ và theo dõi xu hướng của cổ phiếu, nhưng không nên sử dụng một cách cứng nhắc cho mọi quyết định đầu tư. Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến P/E mà nhà đầu tư có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn hợp lý hơn.
Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư nhận diện cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Ý nghĩa khi chỉ số P/E thấp:
Doanh nghiệp đang hoạt động tốt và tạo ra lợi nhuận tăng trưởng, khiến chỉ số EPS tăng và P/E giảm.
Khi P/E thấp, doanh nghiệp có thể đang được định giá thấp, đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu.
P/E thấp cũng có thể xuất phát từ lợi nhuận bất thường, ví dụ như từ việc bán tài sản, không đến từ hoạt động kinh doanh chính và sẽ khó lặp lại trong tương lai.
Trong một số trường hợp, P/E thấp là do nhà đầu tư thiếu niềm tin vào triển vọng của doanh nghiệp, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu khiến giá giảm. Khi đó, mặc dù P/E thấp, cổ phiếu không được xem là rẻ.
Ý nghĩa khi chỉ số P/E cao:
Doanh nghiệp có thể đang kinh doanh kém hiệu quả, khiến lợi nhuận giảm và kéo theo chỉ số EPS thấp, dẫn đến P/E cao.
Có thể doanh nghiệp đang được định giá quá cao, giá cổ phiếu vượt xa giá trị thực.
Trong một số trường hợp, P/E cao phản ánh kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai. Khi đó, P/E dự phóng có thể thấp hơn, và nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cao để sở hữu cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Ưu và nhược điểm của chỉ số P/E
Ưu điểm
Đơn giản và dễ sử dụng: P/E là một trong những chỉ số phổ biến và dễ tính toán, giúp nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá mức định giá của cổ phiếu.
Ứng dụng linh hoạt: Chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc so với trung bình thị trường, hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp.
Nhược điểm
Không phù hợp khi EPS âm: Khi lợi nhuận (EPS) âm, chỉ số P/E không có ý nghĩa, khiến nhà đầu tư không thể sử dụng để đánh giá doanh nghiệp.
Lợi nhuận có thể bị bóp méo: Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể không phản ánh đúng thực tế do các yếu tố bất thường, như ghi nhận thu nhập đột xuất từ việc bán tài sản hoặc thoái vốn. Điều này làm P/E thiếu chính xác, không phản ánh hiệu quả từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường chung: Nếu thị trường hoặc ngành bị định giá cao bất thường (bong bóng), chỉ số P/E của cổ phiếu cũng sẽ bị đẩy lên mức không hợp lý, dẫn đến giá trị tính toán có thể là giá trị ảo.
So sánh tương đối nhưng không hoàn hảo: Việc so sánh P/E giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành đôi khi không chính xác, do sự khác biệt về cơ cấu quản lý, mô hình kinh doanh, và thị trường mục tiêu. Điều này dễ dẫn đến kết luận không đồng nhất hoặc thiếu chính xác.
Kết luận
Chỉ số P/E là một công cụ quan trọng và hiệu quả để đánh giá mức định giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng khi sử dụng chỉ số này, đặc biệt là trong các trường hợp lợi nhuận bị bóp méo, EPS âm, hoặc thị trường bị định giá quá cao. Đồng thời, nên kết hợp với các chỉ số và phương pháp phân tích khác để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn.
Nhà đầu tư có thể dựa vào những kiến thức trên để lựa chọn cổ phiếu phù hợp, nhưng cần hiểu rõ những hạn chế của P/E để tránh những quyết định sai lầm trong quá trình đầu tư.
MỘT SỐ ƯU ĐÃI TẠI SSI
Phí giao dịch hấp dẫn
Miễn lãi Margin 7 ngày
Lãi suất margin chỉ từ 9%
Gia tăng sức mua